Những điều không thể bỏ qua khi bố trí nội thất nhà ở

Hàng ngày có những vấn đề, những yếu tố có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn. Nếu bạn đang gặp phải 1 số thay đổi, bạn nên xem xét đến các yếu tố phong thủy dưới đây:


Phong thủy cửa trong nhà

Cửa là một yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thủy, là vùng lưu thông của khí, nằm trong dương trạch tam yếu "môn - táo - chủ", nghĩa là "cửa - bếp - phòng ngủ". Theo phong thủy, môn mệnh phải tương phối,  hướng cửa chính và mệnh của chủ nhà phải hợp với nhau, thì vượng khí mới tốt, gia chủ mới phát tài. Cần lưu ý là chọn hướng theo mệnh của người chồng (dương), thay vì vợ (âm), vì xây nhà là việc dương cơ nên người nam làm sẽ tốt hơn.



Trước khi tìm hiểu về quy cách làm cửa, cần phải nắm vững các khái niệm cơ bản sau đây: 
+ Hướng nhà: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt tiền nhà
+ Mặt tiền: là mặt có chứa cửa chính của ngôi nhà
+ Tọa sơn: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt hậu của ngôi nhà
+ Mặt hậu: là mặt đối diện với mặt tiền nhà, ta còn gọi là lưng nhà. 
+ Hướng cửa, cổng: là hướng của đường thẳng đi qua tâm nhà và tâm của cửa, cổng nhà (vị của cửa)
Do vậy, muốn xác định hướng nhà hay toạ sơn của nhà (từ chuyên môn là “sơn hướng”) thì không cần xác định tâm nhà. Còn muốn xác định hướng cổng, cửa nhà thì bắt buộc phải xác định được tâm nhà. Việc xác định tâm của nhà được gọi là “lập cực”. Tuỳ vào mệnh của gia chủ mà xác định được hướng và vị cửa cho tốt.

Phong thủy cho cửa ngõ: Khí vận hành trong nhà được xem là lý tưởng khi nó thông suốt cũng như vận chuyển của máu trong một cơ thể khoẻ mạnh. Cửa ra vào là nơi dẫn khí và đón vận may đến, theo đúng cách thì cửa trong nhà, hành lang và cầu thang dẫn khí vận động khắp nhà. Sự vận hành phải điều hoà, đừng quá nhanh mà cũng đừng quá chậm. 

Lối cửa chính phải mở ra chỗ rộng nhất của phòng hay đại sảnh. Đại sảnh là nơi mở ra để thu khí và tạo ấn tượng đầu tiên cho người trong gia đình, là một điều rất quan trọng trong thuật phong thuỷ cửa. Nơi này phải khoan khoái, ấm cúng và thân mật. Có như vậy thì người cư ngụ mới hưng phấn và điều hoà.

 Cánh cửa mở nghịch chiều sẽ kềm chặt khí, bị dội khí và tài vận của người cư ngụ không đến, làm cho họ bị đau yếu về thể chất và tinh thần.

 Ngoài ra, một lối vào hẹp và tối cũng cản sự vận khí và may mắn của người cư ngụ. Nếu ngõ vào là một hành lang hẹp sẽ khiến sức khoẻ yếu kém về đường hô hấp và khó sinh nở cho phụ nữ. Lối đi hẹp thường mang lại sự thất vọng, dẫn đến tâm trạng cáu kỉnh và u buồn.

Phong thủy phòng thờ

Phong tục thờ cúng gia tiên tồn tại trong dân gian Việt Nam bao đời nay. Đây là nơi con cháu tỏ lòng hiếu thảo của mình với người đã khuất và đem đến niềm tin, chỗ dựa giúp con cháu đủ sức vươn lên trong xã hội. Vì thế việc thiết kế, bài trí phòng thờ là hết sức quan trọng.


Theo phong thủy, hướng tốt nhất để đặt bàn thờ là hướng đối diện cửa ra vào. Lưu ý, phía sau bàn thờ không được dựa vào cửa kính hoặc của sổ mà phải dựa vào tường vững chãi. Đặc biệt, khi đặt bàn thờ nhất thiết phải đặt ở địa vị và hướng tốt so với tuổi của gia chủ.

Ngày nay, vị trí của bàn thờ thường được đặt trong một phòng riêng ở tầng trên cùng của ngôi nhà. Bởi vị trí này không chỉ tạo được không khí trang nghiêm mà còn thuận tiện cho gia chủ trong việc cúng bái, hóa vàng ngoài trời. 

Theo cách xây nhà truyền thống của người Việt thì ngôi nhà thường có ba hoặc năm gian. Trong đó, gian giữa được xem là gian trung tâm của căn nhà và cũng là vị trí đặt cửa ra vào, mở cửa là nhìn thấy trời đất, âm dương hòa hợp. Bởi vậy, gian giữa cũng là gian được các gia đình đặt bàn thờ.

Dù là kiến trúc nhà truyền thống hay hiện đại thì vị trí bàn thờ bao giờ cũng phải ưu tiên đặt ở vị trí trang trọng, theo đúng phong thủy ngôi nhà và có độ cao thích hợp thể hiện sự ngưỡng vọng thành kính của mình với gia tiên.

Đối với nhà phố, nhất thiết phải đặt bàn thờ ở tầng trên cùng, tránh đặt ở tầng trệt ngay trong phòng khách vì khói hương sẽ làm ố vàng trần nhà và khách vào sẽ có cảm giác ngột ngạt, đồng thời tránh để mọi người từ ngoài cửa nhìn thấy hết bài vị, hình ảnh tổ tiên. Đặc biệt, tránh trên đầu bàn thờ là nhà vệ sinh, phòng chơi của trẻ em bởi sẽ làm mất sự tôn nghiêm, trang trọng.

Bàn thờ thuộc âm tính và mang tính chất hướng nội, bởi vậy hướng của bàn thờ nên đặt theo hướng dương tính để tạo nên sự hài hòa âm dương. Và hướng dương tính là hướng Tây Bắc, bởi hướng này tượng trưng cho mặt trời mọc.

Đồng thời, để thu hút năng lượng dương thì bàn thờ phải thắp nhang thường xuyên, đèn trên bàn thờ đảm bảo luôn bật sáng, đặc biệt, luôn luôn phải giữ sạch cho bàn thờ để thể hiện sự tôn kính của gia chủ.

Kích thước bàn thờ cúng rất quan trọng. Gia chủ nên chọn kích thước bàn thờ hợp với không gian, diện tích nơi mình sinh sống. Tránh trường hợp bàn thờ quá to trong khi căn hộ lại nhỏ hoặc căn biệt thự quá lớn lại chỉ đặt bàn thờ bé.

Phong thủy phòng tắm (nhà vệ sinh)

Nhà vệ sinh là một hệ thống công trình phụ quan trọng trong mỗi ngôi nhà, và phong thủy nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp, tài lộc của gia chủ.

Phòng tắm hay toilet kị quá nhỏ và không có cửa sổ

Có nhiều người suy nghĩ được nhiều điều kiện hay, giải quyết được nhiều vấn đề hoặc có những sáng kiến mới lạ ngay trong giây phút riêng tư trong phòng tắm hay Toilet. Bởi vậy, nếu phòng tắm hay toilet quá nhỏ sẽ giới hạn sinh khí vào nơi này nghĩa là giới hạn sự suy nghĩ và sáng tạo của họ. Nhà vệ sinh không có cửa sổ khó thông thoáng khiến không khí tù túng sẽ khó luân lưu. Khi bị tù hãm, từ sinh khí sẽ thành Ác khí.

Nhà vệ sinh kỵ chung với bếp

Dưới góc độ khó học và kiến trúc khi bài trí nhà vệ sinh cần lưu ý kiêng kỵ sau:

Tránh đặt cửa phòng vệ sinh trực xung với cửa bếp, bếp thuộc hỏa vào khu có Thủy sẽ gặp xung khắc ngũ hành. Còn vị trí giường ngủ luôn cần tọa cát nên không thể trùng phương vị tọa hung của nhà vệ sinh được.

Kỵ đặt chung nhà tắm, rửa mặt và bàn cầu

Tốt nhất là nên tách riêng chúng ra nếu có thể bằng những cách chia cứng như xây tường, làm vách kính hoặc mềm như dùng rèm che, cửa lùa…

Có thể đặt thêm mành chắn, bình phong gỗ hay cây xanh để ngăn tầm nhìn từ cửa chính vào.

Nhà vệ sinh chung với nhà bếp các bạn có thể đặt 2 chậu cây cảnh ở cửa nhà vệ sinh để hóa giải.

Hóa giải Vị sát trong phòng tắm, nhà vệ sinh

Vì nhà vệ sinh, phòng tắm là nơi chứa thủy khí ô uế nên có thể dùng mộc để hấp thu thủy khí ô uế đó để hóa vị sát. Bằng các đặt trước cửa hoặc bên trong nhà vệ sinh một cái cây, hoặc cũng có thể dùng cửa nhà vệ sinh bằng gỗ hoặc kết hợp với cả rèm hạt gỗ để đạt hiệu quả hóa sát.
Share on Google Plus

About noithat190caocap.blogspot.com

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét