Dưới đây là các nhà bếp tập hợp một vài đặc điểm chung: Chúng đều có diện tích từ 7 – 8m2 được lập thiết kế rất chuyên nghiệp và tạo ra được kết cấu làm việc hình tam giác giúp giảm bớt sự di chuyển đi lại không cần thiết trong lúc thao tác. Mọi thứ khác – số lượng và sự xuất hiện của các yếu tố chi tiết, cũng đều khác nhau.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu 5 thiết kế nhà bếp được chia thành hai phần: Phần 1 là cách thiết kế cho dạng nhà bếp hình chữ nhật khá phổ biến và phần 2 là cách thiết kế cho nhà bếp hình dáng còn lại. Mỗi nhà bếp đều trình bày cụ thể cách sắp xếp đồ nội thất và các thiết bị, cộng thêm một số hình ảnh các chi tiết trang trí thú vị. Hy vọng bạn sẽ tìm thấy trong số đó một minh họa phù hợp nhất cho mình.
Phần 1: Ý tưởng bố trí nội thất và lựa chọn chi tiết cho căn bếp hình chữ nhật
Nhà bếp số 1:
Trên đây là sơ đồ sắp xếp cho căn bếp hẹp dài hình chữ nhật với chiều dài 3.6m và chiều rộng 2.1m. Cấu trúc bếp hình chữ U bao quanh phòng. Khu vực bếp nấu nằm ở bên trái sơ đồ, khu vực ăn uống ở bên phải sơ đồ, phần ở giữa là dành cho khu vực sơ chế, vệ sinh. Khi thiết kế tủ bếp các bạn nên lưu ý tới không gian và diện tích phòng bếp để thiết kế tủ bếp một cách phù hợp và thoải mái khi nấu nướng, các góc chết nên được tận dụng tối đa. Gợi ý thêm tin hay cho bạn về cách bài trí phòng bếp chuẩn: https://goo.gl/emPkn7
Khi bạn sở hữu một căn bếp như vậy thì hãy bài trí bếp của mình theo hình chữ U đó. Không gian bếp ở đây được khai thác tối ưu với hệ thống tủ trên và dưới cung cấp không gian lưu trữ phong phú. Phần giữa tủ trên và tủ dưới được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng hỗ trợ tốt cho thị giác, thuận tiện cho công việc nấu nướng trong không gian nhỏ. Đồng thời cũng là một tiểu xảo “ăn gian” diện tích nhờ ánh sáng.
Khi nhà bếp của bạn là rất nhỏ thì cách duy nhất để làm cho nó hữu ích là tìm đến các giải pháp tiết kiệm không gian sáng tạo. Đặt một bàn ăn sáng nhỏ là một trong các giải pháp như vậy. Chiếc bàn mỏng hình chữ L được gắn sát tường bên cạnh cửa sổ. Nó không chiếm quá nhiều không gian, đủ cho một bữa sáng nhanh gọn cho cả gia đình nhỏ.
Tại điểm cuối của góc bàn chữ L, hệ thống tủ ngăn kéo được lắp đặt là không gian lưu trữ cho các bộ đồ ăn và các vật dụng thường dùng trên bàn ăn bếp. Cách thức thông minh mà lại tiện dụng đúng không?
Các phụ kiện được lựa chọn đều có tông màu trắng, đỏ tạo nên phong cách hiện đại, tươi mới và rất trẻ trung.
Nhà bếp số 2:
Nếu với cách bài trí bếp hình chữ U, gian nấu nướng nhà bạn vẫn bừa bộn bởi còn rất nhiều đồ đạc "vô gia cư" thì bạn có thể trang bị thêm một đảo bếp để thêm nơi lưu trữ cho chúng ở trong bếp. Và giải pháp đưa ra cho căn bếp chữ nhật lúc này là bài trí linh hoạt.
Cách bài trí nhà bếp linh hoạt theo số vật dụng và kiểu bếp cũng sẽ giúp bạn có nhiều không gian cho khu vực chuẩn bị bữa ăn của gia đình.
Đảo bếp ở giữa vừa tăng cường thêm không gian lưu trữ cho vô số vật dụng lỉnh kỉnh trong nhà bếp, đồng thời lại là một bàn ăn khá rộng rãi và thoải mái. Nếu muốn linh hoạt hơn thì bạn có thể nghĩ đến ý tưởng lắp bánh xe cho đảo bếp để tăng tính cơ động.
Lò vi sóng được đặt ngay trên bếp lò rất gọn gàng lại tiện dụng, giảm bớt được việc di chuyển trong căn bếp giúp cho quá trình nấu nướng nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Phụ kiện được lựa chọn sử dụng thuộc hai tông màu xanh lơ nhạt và vàng sáng. Sự kết hợp của hai tông màu hài hòa đã tạo nên một không gian trang nhã và rộng mở.
Theo Afamily
Tham khảo: Cách chọn những mẫu tủ bếp đẹp như ý muốn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét